Bệnh kiết lỵ là một dạng bệnh viêm nhiễm đường ruột, thường đi kèm với các triệu chứng tiêu chảy cấp có thêm máu. Loại bệnh này có xuất phát từ đâu? Và đâu là cách phòng chống bệnh đường ruột hiệu quả? Hãy cùng theo chân TinTin tìm hiểu ngay bài viết dưới đây!
4 Nguyên nhân gây ra bệnh kiết lỵ phổ biến nhất
Việc đối mặt với bệnh dịch cũng đã phần nào khiến cuộc sống của chúng ta có nhiều thay đổi và thử thách. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà chúng ta lại xem nhẹ và bỏ qua các loại bệnh khác trong thời điểm này, điển hình là bệnh kiết lỵ gây viêm nhiễm đường ruột.
Bệnh kiết lỵ là một loại bệnh xuất phát từ loại vi khuẩn đường ruột E.coli hoặc vi khuẩn từ Shigella, Campylobacter, Salmonella. Những loại vi khuẩn này xâm nhập vào đường ruột, gây ra suy giảm miễn dịch và những biến chứng khó lường cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh! Việc hiểu biết và nắm rõ được bệnh kiết lỵ và cách phòng tránh sẽ giúp chúng ta tăng cường được sức khỏe trong thời điểm bệnh dịch một cách hiệu quả. Theo đó, bạn cần phải nắm rõ được những nguyên nhân gây ra bệnh kiết lỵ:
- Thực phẩm bẩn, ô nhiễm và nhiễm khuẩn.
- Nguồn nước uống hoặc sinh hoạt bị ô nhiễm và nhiễm khuẩn.
- Lây nhiễm từ người mắc bệnh kiết lị, thông qua tiếp xúc với cơ thể.
- Môi trường sống không được vệ sinh kỹ lưỡng và thường xuyên.
3 Cách phòng tránh bệnh kiết lỵ hiệu quả nhất
Rửa tay thường xuyên và đúng cách
Nguyên nhân dẫn đến bệnh kiết lỵ hầu hết đều xuất phát từ việc vệ sinh cá nhân kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột khi ăn uống hoặc sinh hoạt thường ngày. Do đó, rửa tay đúng cách và vệ sinh cá nhân cẩn thận luôn là nguyên tắc đầu tiên mà bạn cần nhớ, để phòng bệnh hiệu quả.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Ăn chín, uống sôi
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là nguyên tắc thứ hai, mà bạn cần nằm lòng để đẩy lùi được sự xâm nhập của vi khuẩn từ nguồn thức ăn hoặc thức uống bẩn. Theo đó, bạn hãy hạn chế ăn những thức ăn lề đường, những sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc nguyên liệu trong bữa ăn hằng ngày. Và ưu tiên ăn những thực phẩm chế biến tại nhà, được làm sạch và chế biến đúng cách. Ngoài ra, bạn cũng đừng bỏ qua việc vệ sinh khu vực ăn uống, chế biến thức ăn và nơi bảo quản thực phẩm để phòng bệnh kiết lỵ hiệu quả nhất.
Vệ sinh kết hợp cùng khử khuẩn nhà cửa thường xuyên để đẩy lùi mầm mống gây bệnh
Tương tự với phương pháp phòng tránh dịch COVID – 19 tại nhà, việc vệ sinh và khử khuẩn nhà cửa hằng ngày chính là nguyên tắc phòng chống dịch bệnh số 1 hiện nay. Thông qua nguyên tắc này, bạn có thể đẩy lùi được sự xâm nhập của các mầm mống gây bệnh truyền nhiễm từ bên trong lẫn bên ngoài một cách hiệu quả. Từ đó, bạn đã có bảo vệ sức khỏe và tăng hệ miễn dịch của cả gia đình toàn diện trong mùa dịch bệnh.
Một trong những khu vực mà bạn cần lưu ý khi vệ sinh nhà cửa hằng ngày chính là khu vực nhà vệ sinh. Nơi đây thường xuyên ẩm ướt và tiếp xúc với nhiều loại chất thải, tạo nên một môi trường sống các loại vi khuẩn và nấm mốc gây hại cho sức khoẻ phát triển.
Để loại bỏ nhanh các mầm mống gây bệnh phát triển trong nhà vệ sinh, TinTin mách chị em nội trợ sử dụng Nước Tẩy Toilet TinTin. Sản phẩm được biết đến với khả năng loại bỏ 99,9% vi khuẩn gây bệnh, giúp ngăn ngừa bệnh sởi ở trẻ em, kiết lỵ… và nhiều loại bệnh khác.
Với khả năng loại bỏ vi khuẩn, virus mà không gây tổn hại bề mặt gạch hay bồn cầu, sản phẩm là sự lựa chọn hoàn hảo để bạn làm sạch các vết bẩn, loại bỏ vi khuẩn, virus trong nhà tắm và nhà vệ sinh hiệu quả. Từ đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng sản phẩm như một cách tẩy vết bẩn hiệu quả và bảo vệ sức khoẻ gia đình bạn tối ưu.
Hy vọng bài viết trên đã cho bạn thông tin hữu ích về loại bệnh kiết lỵ cũng như cách phòng bệnh hiệu quả. Hãy nằm lòng những điều này để bảo vệ sức khoẻ cả nhà và cho bạn một cách toàn diện trong thời điểm dịch bệnh hoành hành này nhé!